Ưu nhược điểm của công nghệ cấp đông mềm

Cấp đông mềm là công nghệ bảo quản thực phẩm tươi sống mà không bị đông đá hoàn toàn ở một mức nhiệt thích hợp. Công nghệ này giúp thực phẩm chỉ đông nhẹ bề mặt mà vẫn giữ được độ mềm bên trong. Lớp băng mỏng sẽ được tạo ra để bao bọc toàn bộ bên ngoài thực phẩm, nhờ đó sẽ cách ly thực phẩm với không khí bên ngoài, ngăn chặn sự oxy hóa hiệu quả, cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn. Ngăn đông mềm với mức nhiệt độ hoạt động lý tưởng -7°C và ngăn ướp lạnh mềm ở nhiệt độ từ -3°C đến 0°C.
Ưu điểm của thực phẩm cấp đông mềm:
Không cần rã đông, cắt thái dễ dàng, duy trì sự tươi ngon, giữ trọn dinh dưỡng, giữ nguyên hương vị.
Bản chất của việc đông mềm giữ cho thực phẩm chỉ có 1 lớp đông mỏng bên ngoài mà vẫn mềm ẩm bên trong, vì thế bạn có thể cắt thái và chế biến ngay lập tức, tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Không giống như công nghệ làm đông thông thường, làm đông mềm không phá hỏng cấu trúc tế bào, vì thế dinh dưỡng và hương vị được duy trì lâu hơn. Hơn thế nữa, nhờ không cần rã đông, thực phẩm sẽ không xảy ra tình trạng chảy nước, mất nước làm hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình rã đông. Không chỉ ngăn chặn tình trạng mất nước, giúp thực phẩm luôn được tươi mới, công nghệ cấp đông mềm còn có khả năng hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật gây hại.
Nhược điểm của ngăn đông mềm:
Thực phẩm bảo quản trong ngăn đông mềm sẽ có thời hạn bảo quản ngắn hơn so với ngăn đá. Thời gian bảo quản thực phẩm tươi trong ngăn đông mềm trung bình khoảng 7 ngày (với tủ -3 độ C), hơn 7 ngày (với tủ -7, -8, -21 độ C) hoặc chỉ có thể lưu trữ ăn trong 1-2 ngày (với tủ -1 độ C) tuỳ mỗi hãng khác nhau.